Cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam thực hiện tại Công an tỉnh

Thủ tục Cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam tại Công an tỉnh
Trình tự thực hiện Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định;Bước 2: Nộp hồ sơ

Người không quốc tịch cư trú hợp pháp tại Việt Nam nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ công Công an tỉnh Quảng Bình (https://dichvu cong.conganquangbinh.gov.vn)

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ qua Cổng dịch vụ công, kiểm tra thông tin đề nghị:

+ Trường hợp hồ sơ thiếu thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn người nộp hồ sơ bằng Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và gửi thông tin đề nghị bổ sung qua Cổng dịch vụ công.

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận hồ sơ bằng Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ và gửi phiếu cho người nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công.

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ:

(1) Thông báo qua Cổng dịch vụ công cho người nộp hồ sơ để nộp phí cấp giấy phép xuất nhập cảnh và gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích đến Phòng QLXNC.

(2) Tiếp nhận hồ sơ từ nhân viên bưu chính công ích, đối chiếu với thông tin người nộp hồ sơ đã gửi qua Cổng dịch vụ công và cấp giấy hẹn cho nhân viên bưu chính công ích.

Bước 3: Nhận kết quả

– Chuyển dữ liệu kết quả giải quyết đồng ý/từ chối từ Hệ thống trong lên Cổng dịch vụ công.

Chuyển kết quả cho nhân viên bưu chính công ích và thông báo cho người nộp hồ sơ trên Công dịch vụ công.

Cách thức thực hiện – Trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Quảng Bình.

– Trực tuyến: Nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc Trang dịch vụ công Công an tỉnh Quảng Bình (https://dichvucong.conganquangbinh.gov.vn)

– Dịch vụ bưu chínhĐề nghị nhận kết quả qua đường bưu điện: địa điểm, cách thức gửi hồ sơ, tiền lệ phí và nhận kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Tập đoàn Bưu chính viễn thông.

Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày Lễ và Chủ nhật). Trường hợp cần thiết, đơn vị sẽ cử cán bộ tiếp nhận, giải quyết cho khách.

Thành phần, số lượng hồ sơ * Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh (Mẫu NC14 – ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BCA, ngày 06/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an).

– Bản chụp thẻ thường trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp (đối với người đã được cấp thẻ thường trú) kèm theo bản chính để người nhận kiểm tra, đối chiếu (không cần chứng thực).

– Đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú đối với người chưa được giải quyết cho thường trú.

– Ảnh chân dung (02 ảnh cỡ 4×6 cm mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, trong đó 01 ảnh dán vào Tờ khai).

– Đơn báo mất, đối với trường hợp đề nghị cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh do bị mất (không cần xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi bị mất).

Nếu đơn giải trình đã được số hóa theo đúng quy định thì gửi bản số hóa, không cần gửi bản giấy qua dịch vụ bưu chính (trừ hộ chiếu, thẻ thường trú, ảnh).

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thời hạn giải quyết  Luật quy định: 05 ngày làm việc x 08 giờ/ngày = 40 giờ làm việc từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định. (Phòng QLXNC: 03 ngày; Cục QLXNC: 02 ngày)

– Phòng Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện: 04 ngày làm việc x 08 giờ = 32 giờ làm việc từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định. (Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh xem xét và chuyển hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất nhập cảnh về Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp giấy phép xuất nhập cảnh trong thời hạn 02 ngày làm việc.)

Đối tượng thực hiện Công dân Việt Nam
Cơ quan thực hiện Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Quảng Bình.
Kết quả thực hiện  Giấy phép xuất nhập cảnhh
Lệ phí 200.000 VNĐ/giấy phép
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh (Mẫu NC14 – ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BCA, ngày 06/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Có thẻ thường trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp; trường hợp chưa được giải quyết thẻ thường trú thì phải có đơn giải trình về thời gian tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn.– Không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cơ sở pháp lý – Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014 – Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam;

– Luật số 51/2019/QH14, ngày 25/11/2019 – Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

– Thông tư số 31/2015/TT-BCA, ngày 06/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam;

– Thông tư 25/2021/TT-BTC, ngày 07/4/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Biểu Mẫu
Mẫu đơn, mẫu tờ khai – Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy phép xuất nhập cảnh (Mẫu NC14 – ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BCA, ngày 06/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an).